Thạch đen Cao Bằng

Thạch đen là món ăn quen thuộc với người Cao Bằng, thường được ăn nhiều vào mùa hè vì có tác dụng giải nhiệt tốt. Bởi vậy, thạch đen không còn xa lạ với người dân cả nước và yêu thích khi kết hợp với nhiều món ăn giải nhiệt.
Món thạch đen được chiết xuất từ cây thạch đen còn gọi là cây xương sáo hay lương phấn thảo có tên khoa học là Mesona Chinensis Benth, được trồng nhiều ở Cao Bằng, đặc biệt là huyện Thạch An. Đây là loại cây thân thảo, cao khoảng 40 – 60cm, thân 4 cạnh, phân nhánh nhiều, tỏa ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Nhờ những giá trị kinh tế nó mang lại, loại cây này được trồng nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, là loài cây trồng ngắn ngày, từ lúc giâm cành đến khi thu hoạch chỉ khoảng 4 tháng. Thân và lá cây có thể dùng ngay hoặc phơi khô để trữ dùng dần.


Ngoài tác dụng giải khát theo Đông Y món ăn này còn có tác dụng giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp, đái đường hay viêm gan cấp. Để món ăn ngon và hấp dẫn là cả một quá trình người nghệ nhân nơi đây cẩn thận, tỉ mỉ với từng khâu quan trọng như chọn nguyên liệu, cách nấu …

Lá cây thạch khô (thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn, cắt sát gốc, thân và lá thu về rải đều, phơi nắng nhẹ cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước bỏ bã, rồi đổ bột gạo hay bột sắn vào nấu cho sôi lại cho đến khi dung dịch đặc quánh lại thì đổ ra, để nguội. Để cho thạch mau đông và giòn, người ta có thể cho thêm ít nước tro (tro rơm rạ) vào cùng với nước thạch đã lọc và bột gạo hay bột sắn trước khi nấu sôi lại. Thạch đen mềm, giòn, màu đen bóng, ăn vào có vị thơm nhẹ, thanh mát của lá thạch đen.

Có 2 loại thạch đen là loại có đường và loại không đường. Thạch có thể ăn riêng hoặc ăn cùng với chè, tào phớ, sữa đậu… Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng được từ 5 – 6 ngày.
Hiện nay, một số sản phẩm từ cây Thạch đen Cao Bằng đang được nghiên cứu sản xuất thành hàng hoá, trong đó có Thạch đen đóng hộp sẵn rất tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, những khối thạch đen óng bán theo cân trong các khu chợ truyền thống vẫn là hình ảnh quen thuộc và mang dấu ấn văn hoá ẩm thực độc đáo của Cao Bằng.


Ngoài ra, mỗi một nghệ nhân ở địa phương đều có một bí quyết nấu thạch riêng của mình nên nếu ai tinh ý sẽ nhận thấy có sự khác biệt giữa những hộp thạch đến từ những “xưởng sản xuất” khác nhau. Các nghệ nhân Cao Bằng hiện nay vẫn đang nấu thạch đen theo phương pháp thủ công, không dùng chất bảo quản, không dùng phẩm màu nhưng vẫn tạo được độ thơm ngon và dẻo dai cho sản phẩm. Thạch đen Cao Bằng ngày càng trở nên phổ biến hơn với mọi người dân gần xa. Cũng nhờ cây thạch đen mà đời sống của người dân vùng cao, người dân tộc thiểu số ở Cao Bằng ngày càng khấm khá, cây sương sáo trở thành cây kinh tế của huyện Thạch An và tỉnh Cao Bằng.
Cao Bằng có nhiều đặc sản từ núi rừng, trong đó có thạch đen và khách phương xa đến với Cao Bằng thường lựa chọn thạch đen về làm quà, món quà dân dã mà ý nghĩa.

Cách ngâm măng khô ngon ngày Tết

Canh măng là một trong những món ăn truyền thống được nhiều người ưa thích nhất là trong những ngày Tết. Nhưng trong măng khô có chứa khá nhiều độc tố đặc biệt là lưu huỳnh gây hại cho sức khỏe con người.

Vậy chế biến măng khô như thế nào để loại bỏ hết độc tố, bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình?

Cách chọn măng khô ngon ngày Tết

Để có đươc món măng ngon thì khâu chọn măng vô cùng quan trọng. Có 2 loại măng khô, măng lá và măng lưỡi lợn. Tùy vào khẩu vị, sở thích mà bạn có thể lựa chọn loại măng thích hợp, khi chọn măng các bạn nên lưu ý:

  • Chọn măng còn lưu giữ được mùi đặc trưng, có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách và có độ bóng láng.
  • Chọn nhiều phần ngọn, măng búp có màu đều nhau, đốt ngắn, không có xơ.
  • Khi sờ không có cảm giác ẩm tay và có thể bẻ gãy được.

Măng khô

Cách ngâm măng khô

Măng khô mua về rửa sạch, rồi đem ngâm trong nước. Trong quá trình ngâm, măng sẽ tiết ra nước màu vàng, chính vì vậy bạn cần thay nước và rửa lại măng thường xuyên để loại bỏ những hợp chất gây đắng. Thời gian ngâm măng thường kéo dài khoảng 1 tuần.

Ngâm măng khô 1

Một mẹo nhỏ giúp rút ngắn thời gia là bạn có thể ngâm măng khô bằng nước vo gạo, măng sẽ nhanh nở, sạch hơn và mềm hơn.

Sau khi ngâm măng, bạn rửa sạch và cho măng vào nồi nước rồi đun sôi. Khi nước sôi, tiếp tục đun trong khoảng 1 giờ, trong quá trình đun, nếu nước trong nồi bị cạn thì bạn cần cho thêm nước để măng luôn ngập trong nước. Đổ măng ra rổ và rửa cho hết nước màu vàng đậm. Tiếp tục cho măng vào luộc thêm vài lần cho đến khi măng chín mềm thì thôi.

Luộc măng khô

Sau khi luộc xong, bạn cho măng ra rổ, rửa sạch lại với nước sạch rồi cắt bỏ phần măng già và tước nhỏ hoặc thái miếng để phục vụ chế biến các món ăn.

Chế biến măng khô

Vậy là bạn đã loại bỏ hết những độc tố có trong măng khô và yên tâm nấu những món ăn ngon cho gia đình mình thưởng thức trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới rồi.

Liên hệ mua măng chuẩn sạch, không hóa chất, ngon nhất: 0949.47.8833

Chúc các bạn có những món ăn ngon trong những ngày Tết sum vầy bên gia đình.

Đặc sản núi rừng: Lê Đông Khê Cao Bằng

Đã từ lâu Lê Đông Khê nổi tiếng ngọt thơm được biết đến là đặc sản Cao Bằng lừng danh khắp chốn. Lê Đông Khê được xem làm sản vật quý của núi rừng là niềm tự hào của người dân Cao Bằng.

Đông Khê là một địa danh gắn liền với một chiến thắng vang dội của quân và dân ta thời kháng chiến chống Pháp năm 1950 (Chiến dịch biên giới Đông Khê, Cao Bằng – 1950 ). Vùng đất này có điều kiện thời tiết vô cùng thích hợp cho một loại cây trồng cho quả ngọt mát, thơm ngon để trở thành đặc sản trái cây nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Đó là quả lê. Đã từ lâu Lê Đông Khê nổi tiếng ngọt thơm được biết đến là đặc sản Cao Bằng lừng danh khắp chốn. Lê Đông Khê được xem làm sản vật quý của núi rừng là niềm tự hào của người dân Cao Bằng.

 dac san nui rung: le dong khe cao bang hinh anh

Đặc sản núi rừng: Lê Đông Khê Cao Bằng

Lê Đông Khê là cây ăn quả dài ngày. Nếu nắm chắc kỹ thuật trồng và chăm bón, sau khi trồng khoảng 6 – 7 năm, cây lê bắt đầu bói quả. Tuổi khai thác của giống lê Đông Khê rất cao, kéo dài tới vài chục năm, thậm chí trồng ở vùng đất tốt có thể cho hoạch hàng trăm năm. Theo thống kê, tổng diện tích lê tại Cao Bằng hiện nay là 131,81ha, trong đó có 82,24ha cho thu hoạch với năng suất 3,18 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 260 tấn.

Tại Cao Bằng, cây lê được trồng chủ yếu ở các huyện Thạch An, Trà Lĩnh, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hà Quảng… Trong đó Lê Đông Khê được trồng ở Thạch An là nổi tiếng nhất. Nó là loại lê ngon nhất trong các loại lê ở Cao Bằng. Hiện nay, huyện Thạch An có gần 10 ha lê giống địa phương, tương đương với khoảng 4.000 cây được trồng chủ yếu ở xã Lê Lai và thị trấn Đông Khê. Tuy nhiên, tỷ lệ cho quả và chất lượng chỉ chiếm khoảng 70%  tổng số cây; 30% còn lại mới được gây giống hoặc cây đã già, thoái hóa, không ra quả.

Lê Đông Khê có vị ngọt, thơm và chát đặc trưng. Quả lê to, khi ăn cảm nhận vị ngọt thanh mềm nhưng lại giòn. Quả Lê chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có lợi cho tiêu hóa và sức khỏe. Năm 2012, Lê Đông Khê lọt vào top 50 trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam do Tổ chức kỷ lục Việt Nam bình chọn. Vào khoảng tháng 6-7 âm lịch là mùa lê Đông Khê thu hoạch. Khắp Đông Khê tràn ngập mùi thơm quyến rũ của lê. Người dân Đông Khê vui mừng vì loại quả quý của họ được thị trường ưa chuộng. Đến vụ lê không có đủ để bán. Lái buôn tới tận vườn để thu mua. Giá thu mua bình quân khoảng 50 nghìn – 70 nghìn đồng/kg. Những quả đẹp, có trọng lượng từ 0,4 kg trở lên có thể bán với giá từ 90 nghìn – 100 nghìn đồng/kg, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Nhận thấy những ưu thế nổi trội của Lê Đông Khê ở Cao Bằng, tuy nhiên diện tích năng suất lại còn thấp, cây lại đang trong tình trạng thoái hóa, chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực để bảo tồn và phát triển đặc sản trái cây quý này.

Để bảo tồn, gìn giữ và từng bước nâng cao sản lượng, chất lượng của sản phẩm lê Cao Bằng, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đã ký hợp đồng nghiên cứu, thực hiện nhiều đề tài, dự án, như dự án “Phục tráng, bảo tồn và phát triển cây lê huyện Trà Lĩnh”. Đặc biệt, để hạn chế nguy cơ thoái hóa và mai một giống cây có chất lượng, năm 2014 Sở Khoa học và Công nghệ đã ký hợp đồng nghiên cứu thực hiện đề tài “Khai thác và sử dụng nguồn gene lê Đông Khê, lê Bảo Lạc, lê Nguyên Bình” với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau quả Gia Lâm thuộc Viên Nghiên cứu Rau quả Trung ương.

Qua 2 năm triển khai, đến nay đề tài đã điều tra, đánh giá về thực trạng sản xuất giống, kỹ thuật canh tác, biện pháp thâm canh, qua đó nâng cao năng suất, phẩm chất lê. Sản phẩm lê Cao Bằng đã trở thành một trong những đặc sản địa phương, có thế mạnh và tiềm năng cạnh tranh trong nền nông nghiệp của tỉnh.

Video về quy trình sản xuất miến dong tại Cao Bằng

QUY TRÌNH LÀM MIẾN DONG TẠI NGUYÊN BÌNH

QUY TRÌNH LÀM MIẾN DONG TẠI NGUYÊN BÌNH***Quy trình làm miến đòi hỏi từng công đoạn cầu kỳ, tỉ mỉ, ngay từ khâu chọn nguyên liệu. – Để có sợi miến ngon, người sản xuất phải chọn loại dong củ to, đều và già. Dong được cắt rễ, rửa sạch rồi cho vào nghiền nát, lọc bỏ bã để lấy tinh bột. Lọc bột nhiều lần cho đến khi đạt độ trắng cần thiết, quá trình lọc sạn cát và tạp chất ra khỏi bột là khâu rất quan trọng. – Miến có ngon hay không còn phụ thuộc vào bí quyết pha chế tỷ lệ nước khi đun bột. Bột được đổ vào trong nước có tỷ lệ 90 – 93% nước sôi và 7 – 10 % nước lã, khoắng đến khi bột chín, sánh, cho vào khuôn ép thành sợi miến, rồi dàn miến ra phên đem phơi. Đặc biệt nước dùng trong quá trình làm miến được lấy từ nguồn nước sạch dẫn trong những quả đồi.- Ngoài yếu tố nguyên liệu và kỹ thuật chế biến, chất lượng và độ đẹp của miến còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Ngày nắng đều và không gắt là thời điểm phơi miến đẹp nhất. Miến sau khi phơi kỹ sẽ được bó thành các bó miến nhỏ và mang đi tiêu thụBước đầu, sản phẩm miến dong Phja Đén (Nguyên Bình) đã trở thành một thương hiệu được nhiều người biết đến. Đó là một tín hiệu tốt, động lực cho người dân mở rộng quy mô sản xuất. Không chỉ có người dân Cao Bằng, sản phẩm miến Nguyên Bình cũng được người tiêu dùng các tỉnh rất ưa chuộng. ☎️ Hotline đặt hàng: 094.947.8833 website: https://caobangfoods.com/

Posted by CAO BANG FOODS on Wednesday, May 9, 2018

Quy trình làm miến đòi hỏi từng công đoạn cầu kỳ, tỉ mỉ, ngay từ khâu chọn nguyên liệu.
– Để có sợi miến ngon, người sản xuất phải chọn loại dong củ to, đều và già. Dong được cắt rễ, rửa sạch rồi cho vào nghiền nát, lọc bỏ bã để lấy tinh bột. Lọc bột nhiều lần cho đến khi đạt độ trắng cần thiết, quá trình lọc sạn cát và tạp chất ra khỏi bột là khâu rất quan trọng.
– Miến có ngon hay không còn phụ thuộc vào bí quyết pha chế tỷ lệ nước khi đun bột. Bột được đổ vào trong nước có tỷ lệ 90 – 93% nước sôi và 7 – 10 % nước lã, khoắng đến khi bột chín, sánh, cho vào khuôn ép thành sợi miến, rồi dàn miến ra phên đem phơi. Đặc biệt nước dùng trong quá trình làm miến được lấy từ nguồn nước sạch dẫn trong những quả đồi.
– Ngoài yếu tố nguyên liệu và kỹ thuật chế biến, chất lượng và độ đẹp của miến còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Ngày nắng đều và không gắt là thời điểm phơi miến đẹp nhất. Miến sau khi phơi kỹ sẽ được bó thành các bó miến nhỏ và mang đi tiêu thụ
Bước đầu, sản phẩm miến dong Phja Đén (Nguyên Bình) đã trở thành một thương hiệu được nhiều người biết đến. Đó là một tín hiệu tốt, động lực cho người dân mở rộng quy mô sản xuất. Không chỉ có người dân Cao Bằng, sản phẩm miến Nguyên Bình cũng được người tiêu dùng các tỉnh rất ưa chuộng.
☎️ Hotline đặt hàng: 094.947.8833
website: https://caobangfoods.com/

Phia Đén – Quê hương của miến dong Cao Bằng

Đến Nguyên Bình trong những ngày giáp Tết, chúng tôi được ngắm nhìn từng khoảng sân, khoảng vườn của nhiều gia đình trải rộng các tấm phên với những sợi miến óng ả phơi dưới nắng vàng.

Chẳng thế mà từ lâu, người ta đã ví Nguyên Bình là “đất miến”. Câu chuyện về nghề làm miến dong – món đặc sản được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo và nguyên liệu bột dong thuần khiết luôn được người dân nơi đây tự hào.

Mien-dong-phia-den-2

Theo những người làm nghề lâu năm kể lại, nghề làm miến ở Nguyên Bình không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng đến khoảng những năm 80 của thế kỷ trước thì phát triển mạnh, nhiều gia đình từ làm nông chuyển sang làm miến. Do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ưu đãi, giống dong riềng trồng trên đất Nguyên Bình (ở độ cao 900 – 1.200m so với mực nước biển) có chất lượng cao, hơn hẳn các nơi khác. Kết hợp với sự khéo léo và kinh nghiệm của những người làm, đã tạo nên những sợi miến bóng đẹp, dai, giòn, có hương thơm đặc trưng của bột dong mà không hề sử dụng hóa chất. Bát canh miến Nguyên Bình có thể không cần thịt, không cần nhiều gia vị, nhưng hương vị khó nơi nào sánh kịp.Đi hơn 30 km về phía tây thành phố Cao Bằng, huyện Nguyên Bình hiện ra là một vùng núi non hùng vĩ. Qua địa phận của các xã: Phan Thanh, Thành Công, Quang Thành, thị trấn Tĩnh Túc, chúng tôi thấy các hộ gia đình, ai ai cũng đều đang tất bật, khẩn trương nhưng rất thuần thục với những công đoạn làm miến, nghề truyền thống của bà con nơi đây.

Mien-dong-phia-den

Củ dong riềng bắt đầu được trồng từ tháng 2, tháng 3 âm lịch. Đến khoảng tháng 10, 11 thì được thu hoạch. Quy trình làm miến đòi hỏi từng công đoạn cầu kỳ, tỉ mỉ, ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Để có sợi miến ngon, người sản xuất phải chọn loại dong củ to, đều và già. Dong được cắt rễ, rửa sạch rồi cho vào nghiền nát, lọc bỏ bã để lấy tinh bột. Lọc bột nhiều lần cho đến khi đạt độ trắng cần thiết, quá trình lọc sạn cát và tạp chất ra khỏi bột là khâu rất quan trọng. Ông Long Đức Bình (tổ 10, thị trấn Tĩnh Túc), người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm miến, “bật mí”: Miến có ngon hay không còn phụ thuộc vào bí quyết pha chế tỷ lệ nước khi đun bột. Bột được đổ vào trong nước có tỷ lệ 90 – 93% nước sôi và 7 – 10 % nước lã, khoắng đến khi bột chín, sánh, cho vào khuôn ép thành sợi miến, rồi dàn miến ra phên đem phơi. Ngoài yếu tố nguyên liệu và kỹ thuật chế biến, chất lượng và độ đẹp của miến còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Ngày nắng đều và không gắt là thời điểm phơi miến đẹp nhất. Miến sau khi phơi kỹ sẽ được bó thành các bó miến nhỏ và mang đi tiêu thụ. Vừa bó miến, ông Bình vừa tươi cười chia sẻ với chúng tôi: Gia đình tôi có 4 người, mỗi mùa làm miến lại tụ họp giúp nhau. Công việc làm miến không vất vả lắm, nhưng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Năm nay gia đình tôi trồng hơn 1.500 m2 dong riềng. Trung bình mỗi vụ miến thu nhập hơn 30 triệu đồng, đời sống gia đình khá ổn định.

Mien-dong-phia-den-3

 Năm 2008, được sự hỗ trợ của Dự án Helvetas, bà con được hỗ trợ giống dong riềng mới, có năng suất cao, không bị sâu bệnh. Cây dong riềng được nông dân trồng trên các triền núi đất dốc, ít vốn đầu tư, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mấy năm gần đây, diện tích và sản lượng cây dong riềng tăng liên tục (từ 49,6 ha năm 1998 lên gần 80 ha năm 2012).TỪNG BƯỚC TẠO DỰNG UY TÍN TRÊN THỊ TRƯỜNG

Cũng trong năm 2008, Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn tỉnh Cao Bằng (DBRP) được triển khai, liên kết các hộ sản xuất quy mô nhỏ tham gia vào các nhóm sở thích cấp xóm, xã để bà con hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, tạo thành hàng hoá. Mô hình trồng dong riềng theo nhóm đã góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân. Miến dong được trồng tập trung ở một số thôn, xã của huyện Nguyên Bình, trong đó, xã Thành Công là nơi sản xuất miến dong có tiếng. Xã Thành Công có 576 hộ, thì có khoảng 460 hộ trồng dong và làm bột, đồng thời có 39 hộ làm miến. Năm 2012, xã trồng được 79,82 ha dong, sản lượng đạt từ 60 – 80 tấn/ha, tương đương 7 – 8 tấn bột và sản xuất được 5 – 6 tấn miến thành phẩm, thu nhập 60 – 70 triệu đồng/năm; nhiều hộ trong nhóm đã thoát nghèo từ trồng và làm miến dong.Sản phẩm miến dong Phia Đén – Cao Bằng

Từ một món ăn phục vụ trong phạm vi gia đình, thôn, bản, qua thời gian, miến Nguyên Bình đã trở thành hàng hoá có giá trị, được người nội trợ nhiều nơi tin dùng. Không chỉ được bán ở các chợ thực phẩm, miến Nguyên Bình còn được đưa vào trong các siêu thị lớn trên địa bàn Thành phố, như: Tân Thời Đại, Hapro…

Là một người con của Cao Bằng, hiện nay đang sinh sống tại Hà Nội, chị Nguyễn Thị Hòa cho biết: Xa quê đã lâu nhưng năm nào gia đình tôi cũng tìm mua miến Nguyên Bình để phục vụ bữa ăn ngày Tết, bởi miến này có hương vị đặc trưng gợi nhớ về quê hương, không thể nào quên được. Nay, miến đựng trong bao bì đẹp, tôi chọn mua làm quà biếu người thân ở Hà Nội.

miến dong giềng

Miến dong Nguyên Bình đang dần chinh phục được thị trường. Điều quan trọng là cần có thương hiệu tập thể cho sản phẩm này, từ đó người dân có ý thức nâng cao chất lượng và giá trị cho đặc sản của họ. Bước đầu, sản phẩm miến dong Phja Đén (Nguyên Bình) đã trở thành một thương hiệu được nhiều người biết đến. Đó là một tín hiệu tốt, động lực cho người dân mở rộng quy mô sản xuất.Không chỉ có người dân Cao Bằng, sản phẩm miến Nguyên Bình cũng được người tiêu dùng các tỉnh rất ưa chuộng. Theo chị Huyền, một người đang kinh doanh các món đặc sản Cao Bằng qua trang mạng webtretho.com, lamchame.com, chị mở mục mua bán trên mạng này vì nhận thấy nhu cầu tìm mua thực phẩm Cao Bằng của người ngoại tỉnh khá lớn. Đặc biệt, miến Nguyên Bình là món rất được ưa chuộng, nhất là trong thời điểm sắp Tết Nguyên đán, bởi vì chất lượng tốt, lại không sử dụng chất bảo quản.

Trong mâm cỗ truyền thống ngày Tết của người Việt, bao giờ cũng có một bát canh miến. Và đối với người Cao Bằng, bát canh miến Nguyên Bình trong trong, nấu với thịt gà, kèm mộc nhĩ, nấm hương không đơn giản chỉ là một món ăn, mà nó còn mang đầy hương vị quê hương, góp phần làm cho những bữa cơm tất niên, những bữa ăn sum vầy của nhiều gia đình thêm đậm đà, ấm áp.

Các đặc sản khác:

Nấm hương rừng Cao Bằng

Hạt dẻ Cao Bằng

Măng khô Cao Bằng

Mật ong rừng Cao Bằng

RAU NGÓT RỪNG – 150.000 Đ/KG

Cây rau sắng (hay còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng…), thuộc loại cây thân mộc, mọc tự nhiên trên những vách đá của những vùng núi có độ cao so với mặt nước biển từ 100m trở lên, là loại cây ưa ánh sáng.

Lá, chồi non của cây rau sắng trông xanh thẫm, óng ả, mỡ màng, có hàm lượng protein và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác. Theo phân tích, trong 100g rau sắng có khoảng 6,5 – 8,2g protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin, 0,08g tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin và 0,23g isoleucin, 11,5 mg vitamin C, 0,6 mg caroten … Như vậy, hàm lượng dinh dưỡng của rau sắng cao gấp nhiều lần rau ngót và đậu ván. Bởi vậy, đây là loại rau khi nấu canh ăn rất ngọt nước. Trước đây, khi bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn thường  lấy lá phơi khô để dành, khi nấu canh các loại rau rừng thì cho vào nồi canh mấy ngọn rau sắng thay mì chính. Chính vì hàm lượng dinh dưỡng rất cao, ngon ngọt đậm đà, rau sắng ăn rất bổ cho những phụ nữ mới sinh và người mới ốm dậy, nó còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt.

Rau sắng, bao gồm cả lá non và các đọt thân, thường được sử dụng để nấu canh. Bát canh rau sắng có thể nấu với một trong các nguyên liệu thịt lạc xay, nước luộc gà, xương lợn, tôm nõn giã nhỏ, giò sống, thịt gà, cá rô, cá quả …v.v. mỗi thứ một vị nhưng đều rất thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người sành ăn, chỉ khi nấu canh suông người ta mới cảm nhận hết những giá trị của thứ rau xanh mọc giữa trời, đất, gió và núi này. Đun nồi nước sôi, gia chút muối ăn và nếm thấy vừa vặn thì cho nắm lá rau sắng cùng các đọt thân đã rửa sơ vào nước, chờ nước sôi lại rồi bắc ra ngay, không nên nấu nát quá tuy làm nước ngọt hơn nhưng rau lại bã, ăn mất ngon. Đặc biệt, không nên bỏ thậm chí cả những đọt thân hơi già và không cần dùng mì chính cho món canh này. Chậm rãi nhai từng chiếc lá, từng đọt ngọt để cảm nhận được vị bùi, vị ngọt, mùi hương thoang thoảng mát mát của chất đạm thực vật thật khó tả.

Nhữn cây rau sắng đực cho những chùm rồng rồng, những chùm rồng rồng cùng với hoa, nụ và quả non của cây sắng khi nấu canh ăn còn ngon ngọt hơn cả lá non. Tuy nhiên, những chùm hoa này, cùng với những đọt thân non to mập, không chỉ nấu canh mà hợp hơn cả là xào với thịt bò đã ướp với chút nước mắm và gừng tỏi.

Quả sắng chín ăn ngọt như mật ong nhưng hơi rát lưỡi. Người ta thường tách vỏ để lấy hạt ninh với xương thành món canh vừa ngon ngọt, vừa bổ dưỡng.

Chính vì những giá trị dinh dưỡng cao của cây rau sắng cùng với độ sạch của rau sắng (do mọc tự nhiên trong rừng) như vậy nên hiện nay, rau sắng được coi là loại rau sạch quý hiếm đặc biệt ở những thành phố lớn.

Nhận order rau ngót rừng 094.947.8833

Rau Bò khai – Đặc sản Cao Bằng

Rau Bò Khai hay còn được gọi là rau Dạ Hiến, Khau Hương, Phắc Hiển(Tày),…có  tên khoa học Erythropalum Scandens Blume thuộc họ Dây hương.

Là loại rau ăn ngọn thoạt nhìn giống ngọn su su nhưng mảnh hơn và màu xanh non hơn. Thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy. Là loại cây thân bò, thân cây thường bám theo các cây thân gỗ (cây hiến) gần đấy để vươn lên cao nhận ánh nắng mặt trời giống những cây tầm gửi.

Rau bò khai có ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc của nước ta.

Thành phần dinh dưỡng:

Trong 100 g của lá cây Bò khai có chứa: 78,8g nước; 6g Protein; 6,1g Gluxit; 7,5 g xơ; 1,6g tro; 138 mg canxi; 40,7mg photpho; 2,6 mg carotene và 60 mg VitaminC.

Công dụng:

– Tác dụng làm thực phẩm: Dùng làm rau ăn hàng ngày.

– Tác dụng làm thuốc chữa các bệnh: Rau bò khai dùng chữa viêm thận, viêm gan, viêm đường tiết liệu, tiểu tiện không thông. Khi người đi xa về mệt mỏi, nước tiểu vàng đục, chỉ cần ăn rau Bò khai 1-2 lần là nước tiểu trở lại bình thường. Đặc biệt cây rau Bò khai sắc lấy nước uống chữa bệnh viêm gan siêu vi trùng đạt kết quả rất tốt.

* Cách dùng

Rau Bò khai chế  biến được rất nhiều món ăn. Trong đó có  một số món ăn phổ biến:

Rau Bò  khai xào tỏi, rau bò khai xào mực, rau bò khai xào tôm, rau bò khai xào trứng, rau bò khai xào mỳ tôm, rau bò khai xào thịt bò, rau bò khai nấu canh…

Rau Dạ Hiến - Đặc sản Cao Bằng

Rau Bò khai xào tỏi, món ăn đơn giản nhưng đã ăn thì không thể quên

Người thích ăn rau bò khai cũng giống như người thích ăn sầu riêng, khi đã quen, đã “nghiện” thì chẳng có mùi vị nào hấp dẫn hơn thế. Rau Bò Khai có một mùi vị rất riêng, không thể tìm được sự tương đồng ở bất cứ loại mùi vị nào khác.

Kinh nghiệm khi đi du lịch Cao Bằng

   Núi rừng Đông Bắc Việt Nam là nơi khởi nguồn cho cách mạng Việt Nam. Là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn du khách năm 2015. Bởi lẽ, nơi đây còn lưu lại những vết tích của các cuộc đấu tranh vang dội của các mạng Việt Nam và mang một vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của núi rừng Việt Bắc.

1: Lộ trình Hà Nội – Cao Bằng 

    Với khoảng cách gần 300km,  bạn có thể đi theo nhiều hướng như:

Lộ trình 01:

     Hà Nội qua cầu Thanh Trì đi vào cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên sau đó đi vào địa phận tỉnh Bắc Kan đi thẳng theo hướng quốc lộ 3 đến địa phận tỉnh Cao Bằng. Theo lộ trình này, đường đi khá thuận tiện, cao tốc Hà Nội – Cao Bằng giao thông thuận lợi tuy nhiên đường đi vắng và không có chỗ dừng chân nghỉ ngơi cho đến khi quay vào địa phận huyện Phú Lương  – Thái Nguyên.

Lộ trình 02:

    Đi theo quốc lộ 3 cũ: Hà Nội – Tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kan – Cao Bằng. Lưu ý: Từ huyện Phổ Yên, Thái Nguyên đến thành phố Thái Nguyên đường đi khá vất vả, lượng giao thông lớn.

Theo 2 lộ trình trên, bạn sẽ đi qua 5 đèo khá dài và nguy hiểm như: Đèo Giàng, Đèo Gió, Đèo Ngân Sơn, Đèo Cao Bắc, Đèo Tài Sìn Hồ. trong đó có đèo Gió là dài và nguy hiểm nhất, bạn nên lưu ý khi đến đèo. Lên đến đèo Gió, bạn có thể nghỉ ngơi tại đỉnh đèo, mua những hộp măng ớt thơm ngon tại đây. (Giá trung bình khoảng 25-30.000/ hộp)

Lộ trình 03:

     Đi theo quốc lô 1A về Lạng Sơn, đi theo quốc Lộ 4 đến Cao Bằng. Lưu ý, di chuyển theo lộ trình này, từ Lạng Sơn đi Cao Bằng đường đèo khá nhỏ, nguy hiểm và rất nhiều xe vận tải lớn di chuyển. Bạn nên di chuyển chậm và lưu ý những đoạn đường khúc cua.

2: Khách sạn, nhà nghỉ trên Cao Bằng

    Thành phố Cao Bằng khá nhỏ vậy nên các nhà hàng, khách sạn tập trung chủ yếu ở thành phố. Vì vậy, lên đây bạn có thể dễ dàng tìm cho mình một khách sạn gần trung tâm nghỉ ngơi như:

Khách sạn Bằng Giang

Đại chỉ: 1 đường Kim Đồng, TP. Cao Bằng

Khách sạn Sunny

Địa chỉ: Đường Kim Đồng, TP. Cao Bằng

Khách sạn Hương Sen

Địa chỉ: Đường Kim Đồng, TP. Cao Bằng

      Hầu hết các khách sạn trên Cao Bằng đều phục vụ ăn uống. TP Cao Bằng không có nhiều nhà hàng sang trọng phục vụ riêng ăn uống vì vậy bạn có thể đặt ăn ngay tại khách sạn.

      Dọc theo TP. Cao Bằng, có rất nhiều cửa hàng ăn vặt nổi tiếng. ngon và giá rẻ. vì vậy, tối trên Cao Bằng bạn có thể cùng bạn bè đi hát, cafe hay thường thức những món ăn ngon tại thành phố. Hay lên sân thượng khách sạn ngắm cảnh sông Bằng trong lành, mát dịu.

3: Các địa điểm du lịch tại Cao Bằng

     Là nơi được cội nguồn cách mạng, là một trong sáu tỉnh thành của khu tự trị Việt Bắc, Cao Bằng vinh dự được đón Bắc trở về sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Đến với Cao Bằng, bạn có thể tham quan khu di tích lịch sử Pác Pó,Trên đường đi, du khách có thể ghé thăm tượng anh Kim Đồng – Nông Văn Dền, thành viên đầu tiên tham gia đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Sau đó, khi đến khu di tích lịch sử, du khách có thể dừng lại và lên lễ tượng đài Bác và thưởng thức không khí trong lành của núi rừng Đông Bắc, Việt Nam. Sau đó là tiến vào khu nhà truyền thống lắng nghe những giai thoại về Bác trong những năm hoạt động trên chiến trường. Lên xe cách đó khoảng 1km du khách sẽ đặt chân lên tới khu di tích lịch sử Pác Pó. Ấn tượng đầu tiên đó là những dòng nước xanh biếc, trong lành chảy qua khe núi, đi sâu vào trong sẽ thấy suối Lê Nin, Núi Các Mác do chính Hồ Chủ Tịch đặt tên. tiến sâu vào bên trong, leo lên những bậc đá trên rừng du khách sẽ đặt chân lên hàng Pác Pó, bàn đá nơi sinh sống và làm việc của Bác trong những năm tháng chỉ huy chiến dịch.

     Tiếp cuộc hành trình, du khách có thể tham quan thác Bản Giốc tại Trùng Khánh, Cao Bằng. Cách Cao Bằng khoảng 80km. Đường đi khá vất vả, ngoăn nghèo và khó đi. tuy nhiên đến với thác du khách sẽ hết cảm giác mệt mỏi bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của thác. Du khách có thể lên xuồng tham quan thác ( giá 50.000/ người).

     Trên đường về, du khách có thể tham quan động Ngườm Ngao – được mệnh danh là động Thiên Cung 2. Động còn giữ được nét hoang sơ đến tĩnh mịch của tự nhiên. Bước chân vào cửa động, du khách sẽ có cảm giác thoải mái mát mẻ bởi nhiệt độ luôn duy trì khoảng 18-24 độ. Càng vào sâu bên trong, động càng uy nghi, tráng lệ với những cảnh được tạo ra từ các nhũ đá hay măng đó. Ở đó có đài hoa sẽ úp ngược được coi là biểu tượng của động Ngườm Ngao.

     Cách thành phố Cao Bằng khoảng 50km theo hướng về Lạng Sơn, du khách có thể tham quan khu di tích lịch sử Đông Khê – trận đáng mở đầu cho chiến tranh biên giới năm 1950. Tới đây, du khách có thể làm lễ thắp hương cho các chiến sĩ đã hy sinh trong trận đánh và tham quan những lô cốt của địch. Trận đánh này theo như Bác đã nói” chỉ được thắng không cho phép thua” trong trận đánh quan trọng này chính Bác đã đứng tại sở chỉ huy để quan sát và chỉ huy các chiến sẽ đánh trận. Điều đó đã tạo lên động lực rất lớn làm lên chiến thắng Đông Khê vang dội này.

4: Giá vé tham quan Cao Bằng 

Thác Bản Giốc: 20.000đ/ 10,000 đồng/ người
Động Ngườm Ngao: 30.000đ/ 15,000 đồng/ người
Vé thăm quan Pắc Pó: 10,000đ/ 5.000 đồng/ người

5: Đặc sản Cao Bằng 
    Nổi tiếng với Lạp sườn Cao Bằng, ngon nhưng không quá ngấy. Lạp sườn Cao Bằng vẫn luôn thu hút du khách bởi những hương vị rất riêng của núi rừng Đông Bắc.
     Hay bánh Khảo Cao Bằng được làm từ gạo và hương vị ngọt vừa phải đem đến cảm giác không quá ngọt.
Một loại rau rừng khá phổ biến ở Cao Bằng đó là rau Dạ Hiến hay rau bồ khai. Rau ngon và rất ngọt. Cũng là một đặc sản Cao Bằng. Giá khoảng 10.000/gói
    Vịt quay 7 vị Cao Bằng: thơm, ngon, vừa độ chín làm cho những miếng thịt vịt thơm ngon hơn rất nhiều.

      Bánh chứng kiến: Là bánh được làm từ chứng con kiến. ngon và rất dễ ăn. Vào dịp tết thanh minh, người dân Cao Bằng không làm bánh trôi, bánh chay như ở dưới xuôi mà thay vào đó là làm bánh chứng kiến.
     Hạt rẻ Trùng Khánh: to. ngon và để được rất lâu. Hiện nay, ở Trùng Khánh có rất nhiều hạt rẻ Trung Quốc giá cả thấp vì vậy du khách nên tham khảo trước chất lượng hạt rẻ trước khi mua.
     Bánh Khẩu Si: Là đặc sản riêng tại khu di tích lịch sử Pác Pó. Bánh được làm từ lạc thơm, ngon. Bạn có thể mua về làm quà cho người thân và bạn bè.
    Xôi màu: Tạo màu từ các cây thiên nhiên, xôi màu được dân tộc nơi tạo màu rất hài hoà. Được nấu trong những dịp lễ, hội hè.
6: Bản đồ du lịch Cao Bằng 

Những công dụng tuyệt vời ít ai biết từ hạt dẻ

Hạt dẻ còn gọi là sơn hạch đào là hạt của cây dẻ có tên khoa học là Castanea Mollissima, thuộc họ sồi dẻ (Fagaceae). Thành phần chủ yếu của hạt dẻ gồm có tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C, PP và các khoáng chất Ca, P, Fe…

Có nguồn gốc từ Tây Á, nhưng ngày nay, hạt dẻ cười (còn gọi là quả hồ trăn) đã phổ biến khắp thế giới. Hãy cùng xem những dưỡng chất này có tác dụng như thế nào với sức khỏe!

Tốt cho tim mạch

Hàm lượng cao các chất chống oxy hóa như vitamin A và E trong hạt dẻ có thể giúp cơ thể chống lại chứng viêm, bảo vệ mạch máu và làm giảm nguy cơ bị bệnh tim

Những công dụng tuyệt vời ít ai biết từ hạt dẻ - Ảnh 1

Bên cạnh đó, cứ 518 gam hạt dẻ có chứa 100 gam kali. Kali là vi chất giúp tăng huyết áp hành động truy cập của natri, làm giảm nhịp tim và huyết áp. Nhờ đó, ăn hạt dẻ hàng ngày sẽ có tác dụng bảo vệ tim, phòng ngừa xơ vữa động mạch và hạn chế nguy cơ tăng huyết áp.

Thậm chí, tiêu thụ một lượng hạt dẻ ở mức vừa phải cũng đã làm tăng nồng độ lutein – một chất chống oxy hóa “nổi tiếng” với hiệu quả bảo vệ cơ thể, chống oxy hóa do LDL và giảm bệnh tim.

Giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường

Hạt dẻ có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Nó có thể cung cấp phốt pho cho cơ thể và chuyển hóa các protein thành các axit amin, hỗ trợ cơ thể dung nạp glucose và phốt pho để giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Tốt cho máu

Những công dụng tuyệt vời ít ai biết từ hạt dẻ - Ảnh 2

Hạt dẻ là một nguồn rất giàu vitamin B6. Vitamin B6 cần thiết để tạo hemoglobin – một loại protein chịu trách nhiệm vận chuyển oxy qua dòng máu đến các tế bào và làm tăng lượng oxy trong máu.

Hơn nữa, lượng chất xơ cao (100 gam hạt dẻ có tới 8.1 gam chất xơ) trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, có tác dụng làm giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu.

Cải thiện chức năng não, phòng ngừa ung thư

Các vitamin B tan trong chất béo có mặt trong hạt dẻ giúp sản xuất các tế bào máu đỏ, phá vỡ protein, chuyển hóa tinh bột và chất béo thành năng lượng. Quá trình này đồng thời thúc đẩy làn da khỏe mạnh và tăng cường chức năng não.

Hạt dẻ còn chứa nhiều vitamin C (100 gam hạt dẻ chứa 43 gam vitamin C), là chất cần thiết cho răng, xương và mạch máu chắc khỏe và là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại. Nhờ đó, có thể nói, hạt dẻ còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư do gốc tự do gây ra.

Tốt cho hệ thống thần kinh

Lượng vitamin B6 phong phú trong hạt dẻ có tác dụng mạnh mẽ tới hệ thống thần kinh. Các phân tử axit amin làm nhiệm vụ dẫn phải có vitamin B6 mới thực hiện tốt chức năng của n

Hơn nữa, B6 đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành của myelin – màng bọc xung quanh sợi thần kinh cho phép sự dẫn truyền tín hiệu giữa các dây thần kinh đạt được hiệu quả tối ưu. Vitamin B6 còn góp phần vào quá trình tổng hợp serotonin, melatonin, epinephrine và axit gamma-aminobutyric, hoặc GABA, một loại axit amin giúp các xung thần kinh trong hệ thần kinh được ổn định.

Có lợi cho mắt

Hạt dẻ chứa 2 loại carotenoid là lutein và zeaxanthin mà hầu hết các loại hạt khác không có. Hai carotenoid này có chức năng như chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác mà thoái hóa điểm vàng lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khiếm thị và mù lòa. Do đó, hạt dẻ cười được cho là rất có lợi cho mắt.

Giảm rủi ro mắc nhiều bệnh

Hạt dẻ cười rất giàu vitamin B6, do đó nó có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Vitamin B6 được tìm thấy trong hạt dẻ cười còn giúp cho các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và duy trì sức khỏe của các tuyến bạch huyết, chẳng hạn như tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết, đảm bảo sản xuất các tế bào máu trắng để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.

  Những công dụng tuyệt vời ít ai biết từ hạt dẻ - Ảnh 4

Ngoài các loại vitamin phổ biến, hạt dẻ còn chứa nhiều loại khoáng chất có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật rất hữu ích. Hạt dẻ có chứa hàm lượng mangan cao. Mângn là một trong các chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ gốc tự do trong cơ thể và làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim.

Hạt dẻ rất giàu folate, 100 g hạt cung cấp 62 mg folate cần thiết cho sự hình thành của các tế bào máu đỏ, tổng hợp DNA. Tiêu thụ đầy đủ các thực phẩm giàu folate trong thời gian mang thai còn giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Tốt cho da

Hạt dẻ là một nguồn tuyệt vời của vitamin E – một chất chống oxy hoá hòa tan trong chất béo. Vitamin E còn được cho là cần thiết trong việc việc duy trì tính toàn vẹn của màng tế bào và giữ cho làn da khỏe mạnh. Vitamin E làm một công việc tuyệt vời bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím, chống lại lão hóa sớm và ung thư da. Vì vậy, bạn nên ăn hạt dẻ nếu muốn có làn da khỏe đẹp.

  Những công dụng tuyệt vời ít ai biết từ hạt dẻ - Ảnh 5

Không giống như các loại hạt khác, hạt dẻ chứa tương đối ít calo, ít chất béo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin, tinh bột, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe.

Những điều cần chú ý:

Mặc dù hạt dẻ ngon và bổ nhưng không nên ăn thường xuyên sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Hạt dẻ hầu như không có chất xơ, nên ăn nhiều và ăn thường xuyên dễ gây táo bón. Những người tiêu hoá không tốt, thấp nhiệt không nên ăn hạt dẻ nhiều vì dễ làm tổn thương tỳ vị. Khi ngoại cảm chưa khỏi, mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ.

Lạp sường hun khói Cao Bằng – Món ngon khó cưỡng

Lạp sườn (hay người miền nam còn gọi lạp xưởng) là đặc sản mang nét độc đáo riêng của đồng bào dân tộc Tày Nùng ở miền Cao Bằng, được làm để ăn quanh năm. Đến nhà nào vùng núi từ Lạng Sơn, Yên Bái, Cao Bằng…, chui vào nơi xó bếp ám mùi khói đen bồ bóng, thấy lủng liểng trên chái bếp những khúc lạp xưởng ngon lành trên ấy mà thèm.

Món lạp xưởng trứ danh vùng Tây Bắc ăn quanh năm lúc nào cũng thấy ngon ấy, lại hiếm khi được vận chuyển vào miền nam và chưa phổ biến với đại đa số người dùng do tính đặc sản vùng miền. Nay đã trở thành món ăn khá nhiều người biết đến tại Hà Nội (Bạn có thể đặt mua hàng theo hotline: 094.947.8833/ 0946.387.486 hoặc liên hệ theo link facebook https://www.facebook.com/caobangfoods?ref=hl)

lạp sườn hun khói Cao Bằng - món ngon khó cưỡng

Điểm độc đáo của Lạp sườn hun khói (xông khói) Cao Bằng:

  • Lạp sườn Cao Bằng có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bã mía, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt.
  • Chế biến cầu kỳ, làm từ thịt lợn mán đen nên chắc, ngọt, có mỡ cũng không ngán.
  • Khi ăn có vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng.
  • Phù hợp cả ăn kèm cơm và món nhậu. Làm đãi khách hoặc làm quà tặng độc đáo.
  • Chế biến phong phú. Có thể nấu xôi, cơm chiên (cơm rang), trứng đúc thịt, trứng cuốn lạp sườn… hoặc chấm với mù tạt vàng làm món nhậu ngon hơn cả xúc xích Đức

lạp sườn hun khói Cao Bằng - món ngon khó cưỡng

Hãy xem các công đoạn chế biến của lạp sườn hun khói Cao Bằng, để hiểu vì sao sau khi thưởng thức món này, bạn sẽ hoàn toàn bỏ qua các sản phẩm bày bán tại siêu thị.

Lạp sườn vùng tùy vùng sẽ được chế biến và nêm nếm gia vị có điểm khác biệt. Lạp sườn ở Cao Bằng to hơn và được chế biến cầu kỳ hơn vùng đồng bằng. Lòng non được rửa thật sạch bằng rượu trắng. Nhân làm lạp xưởng là thịt thăn, nạc vai hoặc nạc mông, những phần ngon của thịt lợn mán đen. Thịt được băm nhỏ, tẩm ướp với gia vị, hành băm phi thơm, đặc biệt không thể thiếu hạt mắc khén cùng chút rượu tạo mùi thơm khác biệt. Nhồi nhân thật chặt vào ruột, sao cho miếng lạp xưởng tròn đều và căng mượt. Nhân được nhồi căng, đem phơi dưới nắng khoảng 3 ngày rồi treo lên gác bếp hoặc hun khói với bã mía. Hơi ấm của lửa sẽ làm lạp xường se lại, săn chắc, lại càng thơm đậm đà với mùi ngọt thoảng của bã mía. Lạp sườn được nắng, được hơi lửa, cứ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng ngà của thịt mỡ trông thật hấp dẫn

lạp sườn hun khói Cao Bằng - món ngon khó cưỡng

Muốn làm lạp xưởng ngon cần đủ các yếu tố từ lòng non, thịt đến khâu nhồi và hun khói.

lạp sườn hun khói Cao Bằng - món ngon khó cưỡng

Lạp sườn làm bằng thịt lợn đen, chỉ có ở vùng núi, có mỡ cũng không ngán.

lạp sườn hun khói Cao Bằng - món ngon khó cưỡng

Khi ăn, bạn nhớ  nhai thật chậm, thật kỹ, nhắm mắt lại để cảm nhận mùi của nắng vùng cao Tây Bắc, mùi của khói bã mía, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt, nhấp thêm chén rượu cay xè là tuyệt hảo cho một buổi gặp gỡ bạn bè.

lạp sườn hun khói Cao Bằng - món ngon khó cưỡng

Lạp sườn sản xuất tươi ngay tại Cao Bằng:

  • Không trữ hàng quá nhiều để luôn có sản phẩm tươi vận chuyển trực tiếp từ Cao Bằng
  • Sản phẩm được cấp Giấy Chứng nhận VSATTP số 01/2014 NNPTNT-626 cấp ngày 07/01/2014 (Cơ sở Thìn Vũ – TP.Cao Bằng)

Bảo quản:

  • Trữ ngăn đá tủ lạnh. Để được khoảng 02 – 03 tháng. Dùng không hết lại bọc kín để tránh bị khô, lẫn mùi trong ngăn đá.
  • Nếu bỏ ra tủ mát thì để  khoảng 2 tuần.

lạp sườn hun khói Cao Bằng - món ngon khó cưỡng

Sử dụng:

  • Hấp, luộc: giúp chắc thịt, đậm đà, phù hợp với nữ không thích mỡ.
  • Rán sơ qua chảo (không cần thêm dầu)
  • Chấm cùng với tương ớt, nhưng ngon nhất với muối tiêu chanh trộn mù tạt vàng
  • Có thể chế biến thêm với xôi, làm nhân các món cuộn trứng, làm thay thịt nguội trong một số món salad
  • Rất thích hợp khi ăn vào mùa lạnh, nhâm nhi bàn nhậu hoặc làm quà biếu độc đáo – đặc biệt cho người thân khu vực phía nam

lạp sườn hun khói Cao Bằng - món ngon khó cưỡng

Nếu bạn có nhu cầu order các đặc sản sau của chúng tôi, vui lòng liên hệ tới HOTLINE: 094.947.8833/ 0946.387.486

Các đặc sản của shop gồm có:

>> Hạt dẻ Cao Bằng

>> Miến dong Cao Bằng

>> Nấm hương rừng Cao Bằng 

>> Măng khô Cao Bằng